0902 81 91 38

Quy trình tổng vệ sinh

Kính chúc quý khách hàng thành công và khỏe mạnh

Chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng quy trình tổng vệ sinh sau xây dựng

Một số dịch vụ chúng tôi đảm nhận:

  • Trần nhà : Quét sạch bụi, lau chùi các máng đèn, các vật dụng trên trần
  • Tường: tẩy sạch các vết bẩn trên tường, cạo các vết sơn bẩn,…
  • Kính: lau cửa kính, cửa sổ kính bên trong, bên ngoài, lau bụi khung kính
  • Sàn nhà: quét và thu gom rác, hút sạch bụi bẩn, làm sạch bằng máy chà sàn, máy phun rửa áp lực
  • Sàn đá: chà sạch bề mặt sàn bằng máy, đánh bóng các bề mặt sàn đá tự nhiên
  • Cầu thang bộ: thu gom rác, hút sạch bụi bẩn, chà sạch các bậc thang, lau tay vịn cầu thang
  • Thanh máy: vệ sinh bên trong và bên ngoài thang máy, đánh bóng các thiết bị bằng thép không rỉ
  • Nhà vệ sinh: lau sạch gương, làm sạch bồn rửa mặt, bồn cầu, tường, quạt thông gió, cửa ra vào, vách ngăn,…

Quy trình tổng vệ sinh công trình sau xây dựng

Quy trình tổng vệ sinh sau khi xây dựng được chia làm 2 phần: Phần Thô và Phần Tinh

PHẦN THÔ

Muốn vệ sinh công trình nhanh chóng đầu tiên phải dọn sạch phần thô cho toàn công trình

Phần thô là các rác thải xây dựng như: thùng giấy, xi măng, vôi dư, gạch bể,… bỏ lại sau khi hoàn thành công trình. Các loại rác này được quét và gom gọn cho vào bao tập trung lại theo từng phòng, từng tầng từ trên xuống dưới và bỏ đúng nơi quy định.

Để hoàn thành khâu này, phải đảm bảo công trình đã hoàn thành không còn tiếp tục thi công. Việc dọn phần thô cũng giúp cho hệ thống thoát nước của toà nhà đảm bảo không bị tắc nghẽn.

PHẦN TINH

  1. Lau kính
    Bước 1: Dùng hoá chất làm sạch, cây lau và giẻ nềm, tay gạt kính, cây lau kính chuyên dùng lau sạch bụi và các vết bẩn như: xi măng, sơn, vôi bám trên bề mặt ngoài kính và khung nhôm. Hoá chất này có mùi thơm, không độc hại và làm trong kính đồng thời còn làm tăng thêm tuổi thọ và độ bền cho kính.
    Bước 2: Dùng hoá chất chuyên dụng có tính năng tẩy sạch chất dơ mang gốc dầu mỡ do bụi, khói xe, nước mưa, ô nhiễm môi trường lâu ngày. Dùng hoá chất và cây gạt kính chuyên dụng có tính năng làm sạch trong bề mặt kính.
    Bước 3: Dùng hoá chất gốc Polime Wax chuyên dùng lau toàn bộ phần khung nhôm có tính năng làm sạch, tạo bóng và bảo vệ trên bề mặt khung, chống bám bụi, chống oxy hoá.
    Bước 4: Tùy vào địa thế của công trình, sẽ dùng dây đu hoặc dàn giáo chuyên dụng để làm sạch kính trên cao, mặt kính phía ngoài.
    Khi quan sát kính đã lau có đảm bảo sạch hay không thì phải nhìn ở nhiều góc độ nếu thấy vẫn còn bẩn phải dùng khăn khô lau sạch lại lần nữa. Khi lau kính phải tỉ mỉ, lau từ trên xuống. Khi lau kính phải lau từ từ, tỉ mỉ và lau từ trên xuống.
  2. Làm sạch khu vệ sinh
    Bước 1: Dùng khăn khô quấn lại các thiết bị inox để tránh bị sước và loang ố do vết nước (nếu là đồ mới)
    Bước 2: Dùng máy đánh sàn, bàn chải đánh sàn, hóa chất làm sạch các vết bẩn bám trên sàn và tường men ốp.
    Bước 3: Lau bình nóng lạnh, quạt gió…
    Bước 4: Sử dụng cây lau và hoá chất có tác dụng làm sạch sàn ( nếu cần thiết )
    Bước 5: Dùng phớt mềm và hoá chất làm sạch hệ thống đèn và các thiết bị vệ sinh như: Bồn cầu, bồn tiểu, gương, bồn rửa tay, vách ngăn, tay vắt khăn, kệ để xà phòng, kính phía trước và cửa chớp phía sau,…
    Bước 6: Dùng gạt kính làm sạch và sáng gương kính.
    Bước 7: Lau cửa ra vào, cửa sổ
    Bước 8: Lau khô các đồ đạc, thiết bị vệ sinh sau khi làm sạch.
  3. Làm sạch sàn:
    Bước đầu tiên là cần nhận biết gạch lát sàn vì chúng rất đa dạng. Màu của gạch có thể có được từ đất sét hoặc từ phụ gia. Gạch có loại men bóng và men mờ, gạch lát ngoài trời, trong nhà, khi vệ sinh sàn nhà tuyệt đối không dùng xà phòng, dễ làm hỏng bề mặt sàn gạch và sẽ làm trơn trượt, vì vậy chỉ cần dùng nước lau nhà chuyên dụng.
    Bước 1: Chỉ cần hút bụi hoặc quét nhẹ nếu bụi ít (tránh quét mạnh bụi bay tứ tung) vì rác trên sàn đã đươc dọn sạch trước.
    Bước 2: Xử lí vết bẩn khó trước bằng cách thấm nước tẩy sàn đặc dụng loại mạnh rồi chà (để tẩy hiệu quả những vết bẩn khó cần phải xác định được nguồn gốc vết bẩn và loại vết bẩn)
    Bước 3: Dùng hóa chất lau nhà chuyên dụng pha với nước theo tỉ lệ hợp lý, cho vào máy chà sàn và tiến hành chà sàn. Dùng máy chà dơ 175 vòng/phút, mâm bàn chải chà đều trên bề mặt sàn làm bong các chất dơ bám trên bề mặt sàn.
    Bước 4: Hút nước bẩn sau khi chà sàn bằng máy hút công nghiệp, hút toàn bộ chất bẩn cùng hóa chất trên bề mặt sàn. Khi hút phải đi thụt lùi, đảm bảo khô và sạch
    Bước 5: Kiểm tra lần cuối những vết bẩn khó để xử lý lại, sau đó lau bằng cây lau sàn công nghiệp nhằm làm cho mặt sàn có độ sạch bóng tương đồng.
  4. Quy trình vệ sinh vật liệu gỗ
    Bước 1: Hút sạch bụi sau đó vệ sinh gỗ bằng khăn mềm. Gỗ là vật liệu kỵ nước nên tuyệt đối không dùng khăn ướt lau, chỉ sử dụng khăn ẩm và khô để lau.
    Bước 2: Dùng chất lau bóng gỗ có tác dụng bảo vệ bề mặt các vật dụng bằng gỗ và tạo hương thơm, giúp xoá các vết dơ, vết ố, dấu tay trên bề mặt da, giúp bề mặt gỗ sáng bóng.
    Lắc đều hoá chất trước khi sử dụng. Xịt hoá chất lên bề mặt gỗ rộng khoảng 20 – 25 cm, giữ bình xịt thẳng đứng (nếu có thể)
    Lau ngay với khăn sạch đến khi bề mặt gỗ sạch và khô. Đối với những vết dơ lâu ngày thì tiếp tục phun hoá chất lên và lau lại lần nữa.
    Lưu ý:
    Không xử dụng vật sắc bén làm sạch sàn gỗ, thiết bị bằng gỗ.Tùy theo nguồn gốc và loại vết bẩn mà có cách xử lí thích hợp, nên áp dụng mẹo tẩy vết bẩn trong nhân gian, như:
  • Dùng một mảnh vải sạch thấm sữa bò để lau chùi. Cách này không những tẩy sạch những vết cáu bẩn mà còn làm cho đồ gỗ sáng bóng như mới.
  • Dùng 1/2 cốc nước pha với giấm, lượng giấm bằng 1/4 lượng nước, dùng một miếng vải mềm tẩm dung dịch này để lau chùi đồ gỗ vừa đơn giản vừa hiệu quả.
  • Đồ gỗ dùng lâu, hoặc bị mồ hôi bám lâu ngày, để khắc phục tình trạng này ta pha một cốc trà đặc, để nguội, rồi dùng vải mềm tẩm nước trà lau chúng. Chỉ cần làm như thế khoảng hai hoặc ba lần, đồ gỗ sẽ phục hồi lại độ sáng bóng ban đầu.